ĐỘNG CƠ THỦY GẮN NGOÀI OXE DIESEL LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT CHO TÀU THUYỀN VÀ DU THUYỀN TẠI VIỆT NAM

Đại dương là thế giới của sự tự do, nhưng nó cũng là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên hành tinh. Đó là nơi đòi hỏi sự tin cậy, hiệu quả và an toàn, nơi cho phép chúng ta không ngừng phát triển các công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật.

Tiềm năng của con người là vô hạn, lịch sử loài người gắn liền với lịch sử phát triển của trái đất, những thành quả lớn nhất trên hành tinh này đều do con người tạo ra và phục vụ lại chính con người. Hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay, chúng ta không ngừng phát triển và tạo ra những sản phẩm giá trị tuyệt vời cho nhân loại.

Trong lĩnh vực tàu thuyền cũng vậy, những sản phẩm tuyệt vời liên tục được tạo ra, cái sau tốt hơn cái trước, khắc phục những nhược điểm của cái trước để lại. Động cơ thủy gắn ngoài OXE Diesel từ Thụy Điển là một sản phẩm như thế. Đây sẽ là giải pháp tốt nhất cho tàu thuyền và du thuyền dưới 20m trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.

Tại sao có thể khẳng định như vậy, chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời ở những dòng phân tích dưới đây.

Biển và hải đảo Việt Nam qua các con số

Một góc biển trên vịnh Hạ Long, Việt Nam

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích biển Đông (cả biển Đông gần 3,5 triệu km2); là quốc gia có chỉ số biển cao, khoảng 0,01 (cứ 100km2 diện tích biển tương ứng 1 km2 đất liền), gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu, nên biển có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.

Với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông, các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam có điểm cực Nam ở vĩ độ 5025’ Bắc, điểm cực Đông ở kinh độ 117020’ Đông, điểm cực Tây ở kinh độ 101057’ Đông.

Trên lãnh thổ Việt Nam có tới 2.860 sông lớn, nhỏ với tổng lượng dòng chảy khoảng 870 tỷ m3/năm, tải một lượng bùn cát ước khoảng 300 triệu tấn/năm. Trong toàn bộ hệ thống sông ngòi có 2 hệ thống sông lớn nhất:

- Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình: sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) dài 1.140km, đoạn chảy qua Việt Nam dài trên 500km với lưu vực 21.787 km2, tổng lượng dòng chảy khoảng 150 tỷ m3/năm. Sông Hồng có 2 phụ lưu lớn là sông Đà 543km, sông Lô 277km. Sông Cầu dài 290km, sông Thương dài 150km, sông Lục Nam dài 178km, 3 sông này hợp thành sông Thái Bình.

- Hệ thống sông Cửu Long: là đoạn cuối của sông Mê Kông (dài 4.220km) chảy qua Việt Nam 220km, chia làm 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển Đông theo 9 cửa, với lưu vực 4.900km2, tổng lượng dòng chảy là 500 tỷ m3/năm, mỗi năm mang theo hàng tỷ tấn phù sa.

Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260km kể từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam (chưa kể bờ biển của các hải đảo), đứng thứ 27 về chiều dài bờ biển trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới.

Đoạn bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng) là cánh cung núi đá vôi Đông Triều lún xuống bị nước biển phủ lên biến các ngọn núi thành hàng nghìn hòn đảo muôn hình, muôn vẻ, tạo nên vùng thắng cảnh Hạ Long được UNESCO xếp vào danh sách các thắng cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới.

Đồ Sơn – một bán đảo thon dài gồm 9 ngọn núi thấp kế tiếp nhau chạy ra biển, tạo ra một khu du lịch, nghỉ ngơi, tắm biển nổi tiếng. Phần còn lại của bờ biển phía Bắc là vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, nhìn chung bằng phẳng.

Đoạn bờ biển Trung bộ kể từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) đến ven biển Duyên hải miền Trung bờ biển trải dài và uốn lượn đan xen nhiều dạng hình cồn cát cao hoặc cát bồi do phù sa của các con sông đổ ra biển. Trên nhiều chặng có những dãy núi nhỏ ngang ra biển tạo nên những bán đảo nhỏ, những vũng vịnh, bến cảng, những bãi tắm, nghỉ mát, du lịch nổi tiếng như dãy Hoành Sơn với đèo Ngang, dãy Hải Vân có đèo cao gần 500m; các cảng Cửa Lò (Nghệ An), Đà Nẵng, Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn, vịnh và cảng Cam Ranh; các bãi biển du lịch, nghỉ mát Sầm Sơn, Cửa Lò, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Hòn Rơm …

Bờ biển phía Nam có một vùng núi nhỏ nhô ra, đó là Vũng Tàu – một khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng, còn lại là những bãi bồi ở các cửa sông Cửu Long, những rừng được ngập mặn ở Cà Mau và cuối cùng là một nhóm núi đá vôi ở Hà Tiên (Kiên Giang) phần ở trên bờ, phần nằm dưới biển tạo ra một cảnh thiên nhiên gần giống như Hạ Long của phía bắc.

Ven biển Đông và trên thềm lục địa Việt Nam có khoảng gần 4.000 hòn đảo, riêng vùng vịnh Bắc Bộ đã có tới gần 3.000 đảo, trong đó các đảo lớn là Cát Bà, Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Gần bờ biển Trung bộ có hàng trăm đảo khá lớn, trong đó tiêu biểu là đảo Hòn Mê, Hòn Mát, Cù lao Chàm, Cù lao xanh, Hòn Tre, Cồn Cỏ …

Ở giữa biển Đông có quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 30 đảo đá, đảo san hô trên một vùng rộng khoảng 15.000 km2. Cách Hoàng Sa 240 hải lý về phía Nam là quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo lớn, nhỏ trên một vùng biển rộng 180.000 km2. Cách Vũng Tàu gần 100 hải lý có 12 đảo lớn, nhỏ đó là Côn Đảo.

Trên vùng vịnh Thái Lan có 195 đảo, tổng diện tích 693 km2, gồm các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, các quần đảo Nam Du, Bà Lụa, Hải Tặc, cụm đảo Phú Quốc…Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước, rộng 593 km2 (gần bằng diện tích Singapore – 648 km2).

Biển và đại dương thế giới có diện tích 360 triệu km2, chiếm 71% diện tích trái đất, chứa 1,5 tỷ m3 nước (97,3% lượng nước của hành tinh); sức sản xuất nguyên khai 500 tỷ tấn sinh khối/năm (riêng sản lượng cá biển khoảng 600 triệu tấn/năm, hiện mới khai thác 80 triệu tấn/năm); cũng như chứa đựng gần như tất cả các loại tài nguyên khoáng sản đã phát hiện trên đất liền với trữ lượng cực lớn, những nguồn năng lượng tái tạo quy mô hàng tỷ KW…

Thực trạng môi trường biển và sông hồ ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Việt Nam có tới hàng ngàn con sông lớn nhỏ, trong đó hơn 10 con sông đang ở mức độ ô nhiễm nặng, điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Thị Vải…Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, nước thải chưa xử lý, hóa chất, thuốc trừ sâu, rác, phế thải vật liệu xây dựng…, nên nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển không ngừng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái và nhiều mặt của đời sống xã hội.

Tình trạng ô nhiễm dọc bờ biển xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) năm 2017 do nước thải, rác thải từ các khu dân cư, nhà máy, nhà hàng xả thường xuyên ra biển gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Báo cáo hiện trạng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm các con sông thải ra biển 880km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như: các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Những loại rác không phân hủy được trôi nổi ven biển, lắng xuống đáy biển, rác phân hủy được sẽ hòa tan và lan truyền trong toàn khối nước biển.

Ngoài ra, các khu du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít, chất thải…cộng với ô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản một cách bừa bãi, nạn khai thác titan ồ ạt đã và đang tác động xấu đến môi trường biển. Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, y tế, hóa chất... Trong đó đáng kể và nguy hại nhất là chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ.

Ô nhiễm do rác thải ở vùng nước ven bờ Vịnh Hạ Long

Đáng quan ngại là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn, số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải. Hơn nữa, hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ.

Hoạt động tàu thuyền cần gắn liền với bảo vệ môi trường biển

Chúng ta sẽ hoạt động tàu thuyền ra sao, sử dụng những loại động cơ nào trên tàu thuyền để phát triển kinh tế biển mà vẫn giữ cho tàu thuyền hoạt động bền bỉ an toàn và giảm gánh nặng ô nhiễm môi trường nhất?

Năm 2012 với tầm nhìn cốt lõi là làm sao để tạo ra được những động cơ đáp ứng được nhu cầu giảm ô nhiễm môi trường nhất, hoạt động bền bỉ nhất, ít tốt nhiên liệu nhất, các chuyên gia hàng đầu của Thụy Điển đã dày công nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm và kết quả là năm 2016 chiếc máy thủy gắn ngoài chạy bằng diesel OXE DIESEL đầu tiên được ra mắt.

 


Dải sản phẩm của OXE diesel (125, 150, 175, 200, 300HP với tùy chọn màu trắng hoặc đen)

OXE Diesel giải quyết được vấn nạn gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng hữu hạn

OXE Diesel tuân thủ các quy định về khí thải được thiết lập bởi Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), Liên minh châu Âu (EU), Ủy ban tài nguyên không khí California (CARB). Nó cũng tương thích với IMO Cấp II, EPA Cấp III và RCD

Biểu đồ so sánh lượng tiêu hao nhiên liệu và tầm hoạt động của động cơ OXE diesel với các máy Yamaha, Mercury (Nguồn thông tin từ cơ quan năng lượng Hoa Kỳ)

Biểu đồ trên thể hiện:

  • OXE Diesel tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn máy xăng outboard 4 thì tới 42%
  • Tàu thuyền sử dụng OXE diesel có phạm vi hoạt động tăng lên tới 60% so với máy xăng outboard

Quy định về giới hạn phát khí thải động cơ diesel và xăng (Nguồn thông tin: Cơ quan EPA Hoa Kỳ)

Biều đồ trên thể hiện:

  • Động cơ thủy OXE Diesel có lượng khí thải thấp hơn nhiều so với ngưỡng tiêu chuẩn khí thải của EPA, EU, CARB hay IMO

Lượng khí thải CO2 (Nguồn thông tin từ cơ quan năng lượng Hoa Kỳ)

Biểu đồ trên thể hiện:     

  • Trong thời gian hoạt động là 1000 giờ động cơ OXE thải ra môi trường 115.670 kg CO2, Máy thủy gắn ngoài chạy xăng loại tốt nhất thải ra ngoài môi trường là 171.240 – 174.470 kg CO2. Như vậy lượng khí thải CO2 của động cơ OXE diesel ra ngoài môi trường giảm tới 35,5%

Lượng khí thải CO (Nguồn thông tin từ cơ quan EPA Hoa Kỳ)

Biểu đồ trên thể hiện:

  • Trong thời gian 1000 giờ hoạt động, OXE Diesel thải 750kg CO ra ngoài môi trường trong khi đó đồng cơ xăng gắn ngoài thải 45000kg CO

Lượng khí thải HC + NOX (Nguồn thông tin từ cơ quan EPA Hoa Kỳ)

Biểu đồ trên thể hiện:

  • Trong thời gian 1000 giờ hoạt động, OXE Diesel thải 765kg HC + NOX ra ngoài môi trường trong khi đó đồng cơ xăng gắn ngoài thải 2430kg CO

Những dẫn chứng bằng số liệu trên đây chứng minh được lợi ích của việc sử dụng động cơ OXE diesel sẽ giúp giảm tình trạng phát khí thải gây ô nhiễm môi trường như thế nào.

Lợi thế vận hành cao của động cơ OXE diesel

Động cơ diesel nói chung với ưu điểm đã được kiểm chứng thực tế như hoạt động bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu cũng như mô men xoắn cao giúp cho sức tải lớn hơn tuy nhiên có một số nhược điểm chúng ta có thể dễ dàng nhận ra như sau.

Với thực trạng ô nhiễm môi trường biển và sông hồ Việt Nam như số liệu ở trên, trong quá trình vận hành tàu thuyền, nếu sử dụng các động cơ diesel gắn trong (inboard, sterndrive, hay IPS) sẽ tiềm ẩn nhưng sự cố vô cùng lớn như khả năng rác quấn vào chân vịt gây hỏng hóc hệ động lực, khả năng ăn mòn hệ động lực do đặc thù luôn luôn ngâm dưới nước. Lúc đó sẽ vô cùng mất thời gian cũng như chi phí rất lớn để sửa chữa.


Hệ động lực lắp trong (inboard, sterndrive, IPS) tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏng học với chân vịt và phần chìm trong môi trường nước

Ngoài ra buồng máy để lắp đặt những động cơ này cũng có những tiêu chuẩn rất khắc nghiệt như: tiêu chuẩn về không gian buồng máy, tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ buồng máy, tiêu chuẩn về thông gió buồng máy, và những khó khăn cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa, hay thay máy sau này sẽ vô cùng phức tạp. Tất cả những điều này sẽ làm tăng chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành con tàu của bạn.

Buồng máy lớn với các trang thiết bị phức tạp trên tàu thuyền (hình ảnh minh họa)

Tàu thuyền hoạt động linh hoạt với các động cơ xăng gắn ngoài, tuy nhiên chỉ phù hợp cho tàu thuyền cơ nhỏ vì sức tải yếu cũng như chi phí cho tiêu hao nhiên liệu lớn

Như vậy yêu cầu đặt ra là làm sao để tạo ra được những động cơ hội tụ được mọi ưu điểm của động cơ diesel lắp trong và sự linh hoạt của động cơ xăng gắn ngoài. Với thiết kế thông minh cũng như áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất của khoa học kỹ thuật của ngành công nghiệp sản xuất động cơ đốt trong và kỹ thuật truyền động các nhà khoa học từ Thụy Điển đã tạo ra các động cơ diesel gắn ngoài OXE diesel đáp ứng hoàn toàn yêu cầu đó.

3 động cơ OXE diesel gắn ngoài hoạt động trên tàu công vụ

 

Lợi thế từ chi phí vận hành của động cơ OXE diesel

So sánh về chi phí vận hành trong suốt tuổi đời của động cơ xăng gắn ngoài và động cơ OXE diesel gắn ngoài

Biểu đồ trên thể hiện:

  • Chi phí đầu tư ban đầu của động cơ OXE diesel lớn hơn động cơ xăng gắn ngoài (Chi phí này chỉ ngang bằng hoặc thấp hơn với việc đầu tư cho một chiếc động cơ diesel cùng công suất lắp đặt trong)
  • Sau 566 giờ hoạt động chi phí vận hành của động cơ xăng và OXE diesel là bằng nhau, thời gian càng dài chi phí hoạt động của động cơ xăng gắn ngoài với đường thẳng màu xám đi lên vượt xa rất lớn so với đường màu vàng của động cơ gắn ngoài OXE diesel.

Trên đây là những dòng phân tích sơ bộ nhất về lý do ra đời và mục đích tốt đẹp của dòng sản phẩm OXE diesel. Nó sẽ là động cơ phù hợp nhất và phổ biến nhất cho tàu thuyền và du thuyền dưới 20m trong thời gian sắp tới tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết về dòng động cơ diesel gắn ngoài OXE diesel tuyệt vời này.

Công ty cổ phần công nghệ James Boat

Mail: info@jamesboat.vn

Website: http://jamesboat.vn



Tin liên quan
...mang công nghệ hiện đại để dựng xây quê hương!
TOP